Hầu hết các học giả mệnh lý đều cho rằng Dụng thần là là một trong những căn nguyên chủ yếu quyết định hung cát của mệnh chủ. Do đó, khi dùng Dụng thần cho mỗi Bát tự rất được chú trọng. Vậy Dụng thần Thủy dùng trong trường hợp nào? Bổ sung bằng cách gì? Hãy theo dõi bài viết sau.
1. Dụng thần Thủy là gì?
1.1. Khái niệm
Dụng thần Thủy là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết. Theo chuyên gia mệnh lý, một Bát tự có mệnh cục hài hòa (tức là không vượng hay suy ngũ hành nào đó) sẽ tương trợ cho con người bình an, khỏe mạnh, cuộc sống thuận lợi và thành công hơn. Mà để mệnh cục luôn duy trì trạng thái đó thì cần phải có Dụng thần.
Theo đó, Dụng thần Thủy sẽ được tìm thấy thông qua sử dụng lá số Bát tự, phân tích sự cường nhược, vượng suy ngũ hành trong mỗi cặp Can Chi ở 4 trụ giờ – ngày – tháng – năm sinh.
1.2. Ý nghĩa
Nhiều chuyên gia mệnh lý nghiên cứu cho thấy việc đưa ra các quyết định và lựa chọn theo Dụng thần Thủy sẽ mang lại ý nghĩa lớn cho người cần nó. Như vậy, các lời khuyên dựa theo Dụng thần hành Thủy sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống (công danh sự nghiệp, tình duyên, tiền tài, con cái, gia đạo,…) một cách hiệu quả nhất.
2. Dụng thần Thủy dùng trong trường hợp nào?
Theo cơ sở lý luận của bộ môn Bát tự, để tìm Dụng thần thì ta phải thực hiện 2 bước sau:
- Bước 1: Xem xét sự tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Thiên Can Địa Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì.
- Bước 2: Dựa theo thân vượng hoặc nhược để xác định Dụng thần phù hợp.
Áp dụng thuật toán này, Dụng thần Thủy thường được tìm thấy vào một trong hai trường hợp sau:
- Thân vượng Hỏa: tức là Bát tự thừa nhiều hành Hỏa. Người thân vượng Hỏa thường nóng nảy, bốc đồng, hay tị nạnh, bảo thủ, gia trưởng. Để giảm bớt hành Hỏa, ổn định lại mệnh cục, đồng thời giúp khắc phục nhược điểm cần Dụng thần Thủy. Bởi Thủy khắc Hỏa.
- Thân nhược Thủy: tức là Bát tự thiếu hành Thủy. Người thân nhược Thủy thường chậm chạp, trí nhớ kém, thiếu kiên nhẫn, bất cẩn, hay qua loa, dễ buông xuôi. “Thiếu gì thì bổ đó” cho nên thân thiếu Thủy cần Dụng thần Thủy.
3. Bổ sung Dụng thần Thủy bằng cách nào?
3.1. Đặt biệt danh
Theo các chuyên gia mệnh lý, Dụng thần cần phải mạnh thì ngũ hành chân mệnh mới luôn ổn định, hài hòa. Cho nên ta phải tìm cách bổ sung Dụng thần. Vậy bổ sung Dụng thần Thủy bằng cách nào? Hãy thử dùng cách đặt biệt danh. Tức là bạn chỉ cần sử dụng thêm một tên gọi thuộc hành Thủy song song với họ tên khai sinh.
Dưới đây là một số tên gọi thuộc hành Thủy mà bạn có thể tham khảo:
Tên | Đặt tên |
Tên hành Thủy vần A | |
Ánh | Diệu Ánh. Nguyệt Ánh. Quang Ánh. Hà Ánh. Hồng Ánh. Kim Ánh. Ngọc Ánh. Nhật Ánh. Vân Ánh. Minh Ánh. Phương Ánh. |
Tên hành Thủy vần B | |
Bá | Hoàng Bá. Thái Bá. Trọng Bá. Đạt Bá. Hùng Bá. Nghĩa Bá. Nghiêm Bá. Ngọc Bá. Thanh Bá. Tùng Bá. Vịnh Bá. Xuân Bá. |
Bắc | Công Bắc. Hải Bắc. Hảo Bắc. Hồ Bắc. Hoài Bắc. Hoàng Bắc. Huy Bắc. Kinh Bắc. Thái Bắc. Thanh Bắc. Trọng Bắc. Vịnh Bắc. Vũ Bắc. Xuân Bắc. Văn Bắc |
Bách | Diệp Bách. Hoàng Bách. Ngọc Bách. Sơn Bách. Tùng Bách. Tiểu Bách. Cao Bách. Hùng Bách. Huy Bách. Quang Bách. Thuận Bách. Văn Bách. Vạn Bách. Việt Bách. Xuân Bách. Trường Bách. Đình Bách. Sĩ Bách. Mạnh Bách. Trần Bách. Chí Bách. Đăng Bách. Duy Bách. Hà Bách. |
Bạch | Hoàng Bạch. Nguyệt Bạch. Ngọc Bạch. Thanh Bạch. Thủy Bạch. Trúc Bạch. Tuyết Bạch. Vân Bạch. |
Ban | Đức Ban. Hoàng Ban. Ngọc Ban. Quý Ban. Thiên Ban. Thành Ban. Tiên Ban. Xuân Ban. |
Bằng | Công Bằng. Hữu Bằng. Kim Bằng. Lương Bằng. Quý Bằng. Thân Bằng. Trọng Bằng. Yến Bằng. Cao Bằng. Đức Bằng. Hải Bằng. Mạnh Bằng. Nhật Bằng. Phi Bằng. Thế Bằng. Uy Bằng. Vĩ Bằng. Vũ Bằng. Tiểu Bằng. |
Bích | Huy Bích. Duy Bích. Hoàn Bích. Hoàng Bích. Kim Bích. Ngọc Bích. Nhật Bích. Nguyệt Bích. Quang Bích. Toàn Bích. Dạ Bích. Gia Bích. Hoài Bích. Hồng Bích. Huyền Bích. Lam Bích. Lệ Bích. Phương Bích. Thu Bích. Xuân Bích. Chiêu Bích. |
Biên | An Biên. Chính Biên. Hải Biên.. Giang Biên. Hữu Biên. Long Biên. Trấn Biên. Vĩnh Biên. Viễn Biên. Đăng Biên. Đức Biên. Duy Biên. Gia Biên. Hoàng Biên. Kim Biên. Như Biên. Quốc Biên. Trọng Biên. Xuân Biên. |
Bính | Quang Bính. Quốc Bính. Đăng Bính. Kế Bính. Trường Bính. |
Bình | Gia Bình. Bảo Bình. Ðức Bình. Hòa Bình. Ninh Bình. Phong Bình. Quân Bình. Quảng Bình. Quốc Bình. Quý Bình. Thái Bình. Thanh Bình. Tâm Bình. Thiệu Bình. Thuận Bình. Thủy Bình. Trị Bình. Trọng Bình. Xuân Bình. Đức Bình. Duy Bình. Hải Bình. Hữu Bình. Nguyên Bình. Phú Bình. Thiên Bình . Vĩnh Bình. Xuân Bình. Hương Bình. Phúc Bình. Văn Bình. Tiến Bình. Tất Bình. Công Bình. Trúc Bình. |
Tên hành Thủy vần C | |
Các | Khuê Các. Thi Các. Tú Các. Văn Các. Xuân Các. |
Chí | Cương Chí. Đức Chí. Hữu Chí. Tráng Chí. Đông Chí. Mạnh Chí. Quyết Chí. Thế Chí. Viễn Chí. Công Chí. Đình Chí. Đại Chí. Việt Chí. |
Tên hành Thủy vần D | |
Dân | An Dân. Bình Dân. Lương Dân. |
Tên hành Thủy vần Đ | |
Đào | Anh Đào. Bích Đào. Hồng Đào. |
Đình | Duy Đình. Mai Đình. Mạnh Đình. |
Đông | Nhật Đông. Quý Đông. An Đông. |
Tên hành Thủy vần G | |
Giản | Tân Giản. Đức Giản. Tâm Giản. |
Tên hành Thủy vần H | |
Hà | Bảo Hà. Hoàng Hà. Lan Hà. Ân Hà. Bắc Hà. Duyên Hà. |
Hân | Gia Hân. Mai Hân. Ngọc Hân. |
Hằng | Ngọc Hằng. Bích Hằng. Lệ Hằng |
Hành | Đại Hành. Đạo Hành. Đức Hành. |
Hạnh | Đạo Hạnh. Đức Hạnh. Hiếu Hạnh. |
Hào | Anh Hào. Đức Hào. Huy Hào. |
Hậu | Đôn Hậu. Đăng Hậu. Đức Hậu |
Hiển | Chí Hiển. Đức Hiển. Ngọc Hiển. |
Tên hành Thủy vần K | |
Khê | Hương Khê. Lâm Khê. Sơn Khê. |
Khoa | Văn Khoa. Anh Khoa. Ân Khoa. |
Khoan | Đức Khoan. Hữu Khoan. Khắc Khoan. |
Tên hành Thủy vần L | |
Luân | Gia Luân. Kinh Luân. Minh Luân. |
Lư | An Lư. Hoa Lư. Hồng Lư. |
Lưu | Bảo Lưu. Chí Lưu. Danh Lưu. |
Lựu | Thạch Lựu. Sương Lựu. Thanh Lựu |
Tên hành Thủy vần M | |
Mai | Xuân Mai. Bạch Mai. Chi Mai. |
Mẫn | Huy Mẫn. Đăng Mẫn. Đức Mẫn. |
3.2. Sử dụng màu sắc bản mệnh
Xanh dương, đen là những màu sắc bản mệnh Thủy. Nếu sử dụng đồ vật hay mặc quần áo, đeo trang sức, phụ kiện,… thuộc các tông màu này sẽ giúp bản bổ sung Dụng thần Thủy.
3.3. Chọn phương vị quý nhân
Phương vị quý nhân được hiểu là những địa điểm thuộc hướng làm bản thân cảm thấy an lòng, tâm trí từ bế tắc sang thông suốt, minh mẫn, đồng thời tăng năng lượng tích cực, tạo sự tự tin phát huy hết khả năng tiềm ẩn. Hướng Bắc được coi là phương vị quý nhân cho người muốn Dụng thần Thủy tốt hơn. Bởi hướng này vượng hành Thủy.
3.4. Dùng vật phẩm phong thủy
Một trong những cách phổ biến bổ sung Dụng thần Thủy khác nữa là dùng vật phẩm phong thủy. Bạn có thể chọn bất kỳ một đồ vật cá nhân nào đó thuộc hành Thủy thì sẽ khiến Dụng thần Thủy tốt hơn.
Dưới đây là một số vật phẩm thuộc hành Thủy mà bạn có thể tham khảo:
Cây thuộc hành Thủy | Cau Tiểu Trâm, Cẩm Nhung Trắng, sen đá Bông Hồng Đen, cây Nhất Mạt Hương, Lan Hồ Điệp, Dương Xỉ, cây Liêm, Hồ Đằng, Trúc Phú Quý, cây Ngọc Kỳ Lân, hoa Trà, cây Thường Xuân, cây Mẫu Tử, hoa Đại Tướng Quân, cây Đồng Tiền, cây Đế vương, cây Trầu Bà, cây Nhung viền Đen, Thạch Bích Cánh Bướm,…. |
Đá thuộc hành Thủy | Quý vị có thể sử dụng trang sức (vòng tay, nhẫn, vòng cổ, vòng chân,…) hay phụ kiện (móc khóa, móc treo điện thoại,…) làm từ các loại đá sau: thạch anh tóc đen, thạch anh xanh dương, mặt trăng, mắt hổ xanh dương, Topaz xanh dương, Aqamarine (ngọc xanh biển), Saphia, Lapis Lazuli xanh,… |
Số thuộc hành Thủy | Ngoài chọn cây hay đá, quý vị cũng có thể thêm Dụng thần Thủy bằng cách sử dụng các vật cá nhân (sim điện thoại, số tài khoản ngân hàng, biển số xe,….) có số thuộc hành Thủy là 0, 1. |
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho những người cần Dụng thần Thủy. Hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để bổ sung thêm nhiều kiến thức về mệnh lý, phong thủy cũng như có cơ hội trải nghiệm miễn phí các công cụ tra cứu (lập lá số Bát tự hay Tử vi, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết, xem tuổi, xem ngày tốt xấu,…). Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.
Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây:
>>> Tham khảo thêm Dụng thần khác: