Lễ Phủ Tây Hồ nằm tại Hồ Tây Hà Nội gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Việt Nam. Vào những dịp đặc biệt, một lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi đến đây để cúng bái. Cùng c tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm các kinh nghiệm khi đi lễ nhé.

1.Phủ Tây Hồ Thờ ai?

Phủ Tây Hồ nằm tại số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. 

Phủ Tây Hồ là nơi thờ Chúa Liễu Hạnh (hay còn gọi là Liễu Hạnh Thánh Mẫu). Đây là vị chúa nằm trong Tứ bất tử trong hệ thống điện thần Việt Nam. Tứ bất tử gồm: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu. Bà là một trong những vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ mà cụ thể là tín ngưỡng thờ Mẫu – một trong những tín ngưỡng có lịch sử lâu đời và vô cùng độc đáo của Việt Nam.

Chúa Liễu Hạnh
Chúa Liễu Hạnh

(Xem thêm:Tương truyền rằng, Liễu Hạnh Thánh Mẫu vốn là công chúa Quỳnh Hoa, con gái của Ngọc Hoàng. Trong một lần vô tình làm vỡ ly ngọc quý của vua cha mà bà bị đày xuống hạ giới. Sau hành trình chu du khắp nhân gian, bà đã bị vẻ đẹp thơ mộng đầy trữ tình của đảo Tây Hồ làm say đắm. Chính vì thế, bà quyết định dừng chân và mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên hữu tình của nơi này.

Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Đây chính là xuất xứ của Phủ Tây Hồ).

2. Thời gian mở cửa

Khi đến bất cứ nơi đâu, dù là để đi du lịch hay đi cúng bái bạn cũng nên nắm được thời gian đóng mở cửa của nơi đó. Với đi lễ Phủ Tây Hồ những ngày bình thường sẽ mở cửa từ 5h sáng đến 19h tối để mọi người có đủ thời gian tham qua và thờ cúng.

Riêng vào ngày lễ của Phủ 3/3 âm lịch và 13/8 âm lịch, thời gian đóng cửa tại đây sẽ muộn hơn ngày bình thường. Để đáp ứng được lượng khách du lịch đông đến cúng bái. 

Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để đi lễ, bởi vào những dịp tết hàng năm, số lượng khách đến cúng bái đông hơn mọi thời điểm khác. Chính vì thế, bạn nên căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp để đi lễ Phủ.

Xem thêm về: Văn khấn đền Bà Chúa Kho và cách sắm lễ

Lễ Phủ Tây Hồ
Lễ Phủ Tây Hồ

3. Cách sắm lễ Phủ Tây Hồ

Khi đến những nơi linh thiêng, việc sắm lễ lớn nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người. Chỉ cần bạn thành tâm cúng bái, không cần câu nệ về vấn đề lễ vật. Tuy nhiên bạn vẫn cần tuân thủ một vài quy tắc sau để có thể sắm lễ Phủ Tây Hồ đúng và đủ:

  • Lễ chay: Hương, hoa quả, tiền vàng, hài, nón…
  • Lễ mặn: Thịt lợn, thịt gà, giò, chả…Các loại thịt này cần được làm sạch, nấu chín và đặt ở ban Công đồng.
  • Lễ sống: Muối, gạo, trứng, thịt mồi, lễ sống dành cho việc cúng quan Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà đặt ở hạ ban Công đồng Tứ Phủ.
  • Cỗ mặn sơn trang: Bao gồm đồ ăn như bún ớt, cua ốc, xôi chè, chanh quả…
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Quả, oản, hương hoa, nón, gương lược, quần áo, những đồ vật làm đồ chơi cho trẻ…

Xem thêm về: Văn khấn đền Trình chùa Hương

Lưu ý: Khi chuẩn bị đồ lễ Phật không được dùng lễ mặn và vàng mã. Tiền thật nên đặt vào hòm công đức chứ không đặt vào hương án của chính điện.

Cách sắm lễ Phủ Tây Hồ
Cách sắm lễ Phủ Tây Hồ

Xem thêm về: Đi chùa Khai Nguyên Sơn Tây cần lưu ý gì?

4. Nên cầu gì ở Phủ Tây Hồ

Mỗi một nơi linh thiêng sẽ được mọi người đến cầu may mắn, bình an cho bản thân và những người xung quanh. Khi đến với Phủ Tây Hồ, mọi người thường đến để cầu tài lộc, may mắn vô cùng linh thiêng.

Nếu bạn đến đây đi lễ vào những dịp đặc biệt cần chú ý đến thời gian đóng mở cửa để không bị lỡ dở công việc của mình.

5. Trình tự cúng bái theo các ban

Phủ Tây hồ có 4 ban chính đó là Phủ chính, Điện Sơn trang, lầu cô, lầu cậu được sắp xếp từ trong ra ngoài. Khi đến đây lễ bái, bạn cần lễ theo trình tự dưới đây:

Lễ phủ chính: Được chia thành 3 lớp và 3 nếp tam quan

  • Lớp thứ nhất: Thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan
  • Lớp thứ 2: Cung Tam tòa
  • Lớp thứ 3: Tam tòa Thánh Mẫu

Điện Sơn Trang

  • Đây là nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn – vị mẫu đứng thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu tại phủ chính.
  • Ngoài ra Điện Sơn Trang có chầu lục chầu bé cùng 12 cô sơn trang theo hầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn. 
  • Tướng Ngũ Hổ và hai ông Lốt

Lầu Cô, lầu Cậu

Lầu cô, lầu cậu nằm 2 bên của phủ chính là nơi thờ cận hầu của các vị quan trong Phủ. Sau khi bạn lễ xong ở Điện Sơn Trang thì sẽ tiếp tục qua đây cúng bái.

Trình tự cúng bái theo các ban
Trình tự cúng bái theo các ban

6. Một vài lưu ý khi đi lễ Phủ Tây Hồ

Dưới đây là một vài lưu ý khi đi lễ Phủ Tây Hồ mà bạn nên biết:

  • Dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thời như chúng tôi đã đề cập ở trên
  • Dùng 2 tay dâng lễ cẩn trọng đặt trên ban thờ, sau khi đặt xong tất cả lễ mới bắt đầu thắp hương
  • Chuẩn bị trước lễ mặn, lễ chay ở nhà
  • Không chuẩn bị lễ Phật bằng vàng mã và lễ mặn
  • Hóa tiền vàng theo thứ tự lần lượt từ ban chính rồi đến các ban khác
  • Khi hạ lễ phải hạ ban ngoài cùng trước rồi đến ban chính

Xem thêm về: Thực đơn món chay ngày mùng 1

7. Văn khấn khi đi lễ

Khi lễ Phủ Tây Hồ chúng ta khấn theo mẫu văn khấn như sau:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy:

– Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế

thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

– Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

– Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

– Mẫu Đệ tam thủy cung!

Hương tử con là: …………………………………………………………………….

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày: ……………………………………………………………………

Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng

Bá, Quận Tây Hồ.

Thành tâm kính dâng lễ vật:

……………………………………………………….

Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý…

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

8. Cách hạ lễ đúng chuẩn

Sau khi nhang cháy hết, bạn vái 3 vái trước ban thờ rồi hạ tiền vàng đem đi đốt. Lưu ý khi hóa tiền vàng bạn cần hóa từng lễ một để không bị nhầm lẫn giữa các ban. Bắt đầu hóa từ ban thờ chính rồi các ban khác, cuối lúc là hóa vàng ở ban thờ Cô, thờ Cậu.

Sau khi hóa tiền vàng xong bạn mới quay lại hạ lễ dâng cúng. Bạn phải hạ ban ngoài cùng đầu tiên rồi hạ đến ban cúng. Lưu ý, để nguyên đồ lễ như gương, lược ở ban thờ Cô, thờ Cậu.

9. Thụ lộc

Sau khi hạ lộc xong, bạn không nên giữ cho riêng mình mà nên tản lộc đi để có thể nhận về được nhiều lộc của Thần Phật. Những người giữ lộc để hưởng một mình sẽ bị cho là cô độc và cô quả. 

Chỉ khi phân phát lộc tới nhiều người thì chúng ta sẽ mang lại được nhiều hơn sự may mắn và phúc lộc cho bản thân và gia đình.

Xem thêm về: Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên

10. Lựa chọn trang phục phù hợp

Khi đi lễ Phủ Tây Hồ bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp không khí nơi đây. Bạn không nên lựa chọn những chiếc váy quá ngắn hay quần cộc vì vừa khiến mọi người không thiện cảm, vừa không phù hợp với không khí nơi đây.

Bạn có thể mặc những trang phục dáng dài, trang phục truyền thống, tuy nhiên chúng không nên quá lòe loẹt hoặc gợi cảm.

Lựa chọn trang phục phù hợp
Lựa chọn trang phục phù hợp

11. Một vài chú ý khác

Bên cạnh các kinh nghiệm ở trên, bạn cũng cần lưu ý một vài điều như sau:

  • Không nên nói chuyện, bình phẩm, chạy qua lại
  • Nên sử dụng đồ của Phủ Tây hồ như thụ lộc, ăn uống và lưu lại công đức
  • Không để trẻ em nghịch ngợm, chạy loạn gây ảnh hưởng đến người khác, đồ tế, sờ mó vào tượng…

Bài viết trên là thông tin về Phủ Tây Hồ thờ ai và kinh nghiệm đi lễ Phủ Tây Hồ mà Thăng Long Đạo Quán muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã có thêm hành trang để đi lễ cầu tài, tình duyên.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán ở link bên dưới về điện thoại di động để cập nhật tin tức Phong thuỷ, Tử vi,… và nhiều thông tin khác mỗi ngày