Trấn trạch là gì? Đây là thủ tục vốn nhiều người không biết nhưng kỳ thực nó lại vô cùng quan trọng trong việc ổn định nhà cửa. Thăng Long Đạo Quán xin có bài viết cụ thể về nghi thức này.
1. Trấn trạch là gì?
Giải nghĩa theo từ điển Hán – Việt thì trấn trạch được hiểu là “chấn giữ nhà cửa”. Người xưa thường làm công việc này để giữ cho nhà cửa được ổn định.
Phong thủy, đặc biệt là trong nhà cửa có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời một con người. Tổ ấm là nơi để con người nghỉ ngơi sao một ngày lao động vất vả. Nơi này có thể tạo vượng khí, để gia chủ bình an, khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Việc trấn trạch không nằm ngoài mục đích này.
2. Dấu hiệu cho thấy ngôi nhà cần trấn trạch
2.1. Nhà mới xây
Làm ngay việc trấn trạch giúp ngôi nhà mới dựng lên tránh bị các năng lượng xấu, tà khí xâm nhập. Qua đó, nhà mới vững chãi, ổn định và mang tới may mắn, thịnh vượng, để cả gia chủ và cả nhà có thể yên tâm an cư lạc nghiệp.
2.2. Trấn trạch ở nơi có nhiều âm khí
Phong thủy tin rằng các mảnh đất có nhiều âm khí là ở gần: nghĩa địa, bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể, khu vực thường xuất hiện tai nạn chết người,… Sẽ gây tác động không tốt đến ngôi nhà.
Âm khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là con đường làm ăn, công danh sự nghiệp của gia chủ. Do vậy, nên trấn trạch càng sớm càng tốt.
2.3. Đất nền xuất hiện hàn khí
Đất có hàn khí được gây hậu quả là mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người trong gia đình như: Đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
2.4. Long mạch tổn thương
Long mạch là vị trí nếu tổn hại gây ra nhiều tác động xấu tới cho gia đình, nhất là con đường làm ăn, công danh sự nghiệp. Tệ hại hơn, gia đình cũng thường xuyên mâu thuẫn, lục đục, khó mà hòa thuận với nhau. Vì vậy, nếu thấy long mạch bị tổn thương gia chủ nên nhanh chóng làm thủ tục trấn trạch.
3. Giới thiệu các cách trấn trạch nhà ở
Trấn trạch có nguồn gốc từ dân gian cho nên trải qua hàng ngàn năm lịch sử có nhiều phương pháp trấn trạch khác nhau.
3.1. Bùa trấn trạch
Đây là một phương pháp khá hiệu quả. Về nguồn gốc, bùa trấn trạch là một loại bùa chú xin từ các pháp sư có tiếng. Khi tạo bùa chú phải được thực hiện ban đêm, pháp sư cần phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn mới có thể vẽ ra được tấm bùa trấn trạch tốt nhất. Hoàn thành xong bước vẽ thì loại bùa này sẽ phải được pháp sư đó bái lạy, trình bày rõ ràng khi cầu xin vị thần nào ẩn thân trong lá bùa, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì.
3.2. Sử dụng linh vật phong thủy
Vật phẩm phong thủy đi kèm những đặc tính có thể đem đến nhiều bình an, may mắn, đẩy lùi tà khí mà còn giúp trang trí cho ngôi nhà, tạo điểm nhấn mang phong cách riêng của gia chủ. Đặc biệt, nhiều món linh vật còn có tác dụng trấn trạch hiệu quả.
- Rùa đầu rồng: Linh thú có nguồn gốc từ Á Đông chuyên bảo hộ con người. Dùng tượng loài vật thần này giúp xua đuổi điều xui rủi, giảm bớt những điều không thuận lợi. Rùa đồng rồng sẽ mang đến sức khỏe cho gia chủ và những thành viên trong gia đình bởi nó nổi tiếng biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
- Sư tử đá, chó đá: Linh vật này khi trưng bày phải đi theo cặp. Nó tượng trưng cho sự bảo hộ, trừ tà, xua đuổi điều xấu.
- Rồng: Là linh vật đứng đầu tứ linh. Đây là một loại thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, chân móng vuốt, nhiều vảy và sừng to vừa có thể bay trên trời lại vừa có thể bơi dưới nước. Rồng với nguồn sức mạnh sẽ bảo vệ cho sự an lành của gia chủ.
- Hồ lô: Truyền thuyết từ xưa kể lại rằng hồ lô chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Bên cạnh đó, hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho các thành viên trong gia đình.
- Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
3.3. Một số phương pháp dân gian
Từ xưa, các cụ đã biết sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Các gia chủ có thể nghiên cứu, căn cứ theo tài chính để có thể áp dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.
4. Hướng dẫn cách trấn trạch chuẩn nhất
4.1. Chuẩn bị các lễ vật
Tùy theo từng tín ngưỡng mà chuẩn bị mâm cơm. Nếu cả nhà theo đạo Phật tốt nhất nên cúng mâm chay.
Nếu gia chủ chọn cúng mặn thì phải mua từ ngoài về. Trong ngày tiến hành trấn trạch tuyệt đối không sát sinh.
Theo kèm mâm cúng chay là 1 lọ hoa với hoa tươi. Số lượng hoa tươi có thể là 5, 7 hoặc 9 bông.
4.2. Linh vật và bùa trấn trạch
Quý gia chủ có thể chọn linh vật hoặc bùa trấn trạch.
Đối với bùa, khu vực nơi góc tường sẽ là nơi mà các loại tà khí, hạn khí lẩn khuất. Nên có thể dán bùa trấn trạch nằm đẩy luồng hạn khí ra khỏi nhà. Sau đó, các luồng sinh khí, vượng khí sẽ được tích tụ, giúp cải thiện vận khí, mang lại may mắn cho gia chủ.
Còn linh vật phong thủy tốt nhất nên theo tuổi và mệnh của gia chủ. Quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi tiến hành.
Ngoài ra, nên thỉnh linh vật hoặc bùa tại những nơi uy tín, tránh “tiền mất tật mang”. Vừa không mang lại tác dụng phong thủy còn hút thêm tà khí vào nhà.
4.3. Các bước tiến hành cúng trấn trạch
- Bước 1: Nghiên cứu năm tháng ngày giờ tốt để thực hiện nghi lễ động thổ, trấn trạch.
- Bước 2: Cần xin phép Thần linh cai quản khu vực về việc trấn trạch. Trước ngày động thổ trấn trạch nhà mới (từ 1-3 ngày), đến Đình hoặc Đền hoặc Miếu hoặc Phủ gần khu nhà làm việc này. Việc động thổ trấn trạch là gia chủ nam cần phải bế khí, giữ thân thanh tịnh trong 3 ngày trước ngày động thổ. Trạch chủ là người đứng ra làm chủ lễ, bao gồm những ai thay gia chủ mượn tuổi làm nhà
- Bước 3: Vào ngày ngày giờ tốt đã chọn, gia chủ bài biện bố trí tất cả lễ vật lên một cái mâm nhỏ trên một cái bàn đặt trong công trình (trong nhà).Đốt hai cây đèn cầy lên và thắp 05 cây nhang. Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Khấn xong gia chủ đào đất đặt pháp khí phong thủy đặt từ Trung Cung theo tuần tự.
- Bước 4: Đợi khi hương tàn, rồi hóa vàng mã vào giữa nhà (Hoặc đem ra ngoài sân – trong đất). Tiếp đến làm theo trình tự: Rượu, Trà, Nước, Gạo, Muối rắc xung quanh đất. Sau đó có thể cho thợ làm bình thường.
4.4. Văn khấn trấn trạch
Phần tiếp theo của bài viết “trấn trạch là gì”, Thăng Long Đạo Quán xin có bài văn khấn mẫu dưới đây để quý vị tham khảo sau khi đã chuẩn bị các lễ vật đầy đủ.
5. Công cụ xem ngày động thổ
Trước khi tiến hành xây dựng thì gia chủ cũng không quên xem ngày tốt. Để xem ngày tốt với mệnh một cách dễ dàng thuận tiện nhất, hãy truy cập Thăng Long Đạo Quán và làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán và chọn Xem ngày
- Bước 2: Chọn Xem ngày, tiếp theo chọn “Xem ngày động thổ”
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và bấm XEM.
Sau đó hệ thống sẽ trả kết quả tương ứng. Nếu kết quả cho thấy ngày đó xấu với mệnh thì bạn có thể chọn vào mục “Tìm ngày động thổ đẹp”
Trên đây là bài viết về “Trấn trạch là gì”. Thăng Long Đạo Quán kính chúc các bạn vạn sự như ý, làm ăn tấn tới. Gia đình hạnh phúc và an cư lạc nghiệp, có được tổ ấm mà mình mong muốn.
Nhóm các bài viết liên quan: