Phong tục ngày Tết Trung Thu Việt Nam xưa và nay khác nhau thế nào?

Cứ đến ngày 15 âm lịch hàng năm là mọi gia đình lại tiến hành làm lễ cúng và phá cỗ trông trăng. Nhưng có rất ít người biết rõ nguồn gốc về ngày Tết Trung Thu của Việt Nam. Đồng thời biết được các phong tục truyền thống trong ngày này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Nguồn gốc, ý nghĩa tết Trung Thu Việt Nam

Ngày Tết Trung Thu của Việt Nam cũng có nhiều nguồn gốc khác nhau. Mỗi một nguồn gốc đều mang một câu chuyện và ý nghĩa khác nhau. Và dù bị ảnh hưởng văn hóa của Trung Thu của người Trung Quốc nhưng người Việt cũng có nguồn gốc ngày lễ riêng như sau:

Ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và theo một số sách sử ghi lại thì nó bắt nguồn từ thời nhà Lý. Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm vua Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng. Bởi Việt Nam có nền văn hóa lúa nước, người xưa cho rằng việc cai quản mưa gió dưới trần gian là do Rồng.

Vậy nên khi đã thu hoạch hết hoa màu, nông sản, vua cho người làm lễ cúng dâng lên Rồng. Điều này thể hiện lòng cảm ơn Rồng đã giúp cho người dân mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nhờ vậy mà có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dù đã trải qua hơn 1000 năm nhưng ngày Tết Trung Thu vẫn được dân ta gìn giữ cho đế thời điểm tận ngày nay.

Ngoài ra đây còn là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị của tình thân. Mọi người trong gia đình vào dịp này dù có đi xa đến đâu thì cũng sẽ trở về nhà. Cùng nhau chuẩn bị mâm lễ cúng, ăn bữa cơm đoàn viên. Những thành viên trong gia đình sẽ cùng hàn huyên ôn lại những câu truyện cũ vào trao cho bố mẹ, ông bà những món quà đầy yêu thương.

trung thu việt nam

2. Tết Trung Thu ở Việt Nam gồm những phong tục nào?

Trung Thu Việt Nam thường được biết đến với một tên gọi khác là Tết đoàn viên, hay tên gọi phổ biến khác là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ được vui chơi thoải mái mang đậm màu sắc truyền thống thông qua các hoạt động như:

  • Rước đèn

Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ rất yêu thích. Trước khi đến ngày Rằm các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn với những nguyên liệu đơn giản là tre, giấy màu, giấy bóng… Hay có thể mua những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân tại các cửa hàng đồ chơi.

Vào đêm 15 các em sẽ cùng nhau rước đèn khắp nơi và khoe với bạn bè mà mình được mua hay được làm trước đó. Mọi người nối đuôi nhau thành một hàng dài và cùng nhau hát những bài hát thiếu nhi mà mình được học ở trường.

  • Trông trăng phá cỗ

Mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm ngũ quả với những loại trái cây khác nhau. Tùy vào mỗi vùng miền, sở thích mà có thể chuẩn bị các loại quả khác nhau. Sau đó chờ đến khi trăng lên đến đỉnh thì mọi người cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng.

Người lớn thì ngồi quây quần ăn hoa quả, bánh trung thu, uống trà và nói chuyện với nhau về các kỷ niệm. Hay những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Còn trẻ nhỏ sẽ vui đùa xung quanh hoặc đi rước đèn cùng các bạn đồng trang lứa.

trung thu việt nam

  • Múa Lân – Sư – Rồng

Múa lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được rất nhiều người mong đợi trong dịp này. Bởi nó mang lại không khí nhộn nhịp, vui vẻ cùng với tiết trời thanh mát, dịu nhẹ sẽ làm cho con người thư thái, thoải mái hơn.

Ngoài ra nó còn mang đến những ý nghĩa to lớn. Đầu tiên là để cảm tạ đến những linh vật, thần linh đã che chở, phù hộ cho cuộc sống, công việc của gia đình. Đồng thời còn hy vọng những linh vật này có thể mang lại may mắn, tiền tài tới nhà khi mà một vụ mùa nữa lại sắp tới.

  • Tặng quà

Vào dịp này cha mẹ có thể tặng cho người nhỏ tuổi trong nhà những món quà trung thu đó là quần áo mới, đèn trung thu, đồ chơi… Còn những người con xa quê khi về thăm cha mẹ dịp này thì có thể tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế mà có thể sắm các món quà khác nhau.

Bạn có thể  tặng trang sức, quần áo, các loại thực phẩm chức năng, các món đồ giúp kiểm soát sức khỏe tốt hơn… Hay bạn chỉ cần cùng mẹ đi chợ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa hoặc gửi những lời chúc thân thương. Chỉ cần như vậy thôi chắc sẽ khiến cha mẹ cảm động và hiểu tâm ý của bạn.

Xem thêm: Tặng quà gì cho bố mẹ, ông bà vào ngày lễ Trung Thu sắp tới?

trung thu việt nam

3. Tết Trung Thu xưa và nay khác nhau ra sao?

– Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu Ngày xưa chỉ là những chiếc bánh nướng làm bằng bột mì, bánh dẻo được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi. Những chiếc bánh có hình vuông hoặc tròn với nhân thập cẩm gồm lạp xưởng, mứt bí, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng, mỡ đường.

Nhưng ngày nay các loại bánh này được làm với nhiều hình dáng khác nhau như hình con cá, hình con heo, hình gấu, chiếc lá, hình hoa quả… Cùng với đó là các nhân bánh đa dạng, phong phú hơn như:

  • Nhân đậu xanh và đường kính trắng
  • Nhân đậu xanh và bột trà xanh
  • Nhân đậu xanh và lòng đỏ trứng vịt muối
  • Nhân đậu xanh và hạt sen
  • Nhân cốm và dừa bào sợi
  • Nhân đậu đỏ hạt sen
  • Nhân tôm thịt lợn quay, trứng muối, thịt gà quay, giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào…
  • Nhân các loại hoa quả nhiệt đới
  • Nhân khoai môn
  • Nhân chocolate
  • Nhân trà xanh

Ngoài ra ngày xưa bạn sẽ chỉ được thưởng thức bánh trung thu vào ngày 14 và 15 âm lịch. Nhưng hiện nay bạn có thể ăn bánh trung thu bất cứ lúc nào. Bởi có rất nhiều cửa hàng bán bánh quanh năm. Do đó, cái cảm giác háo hức đón chờ bánh trung thu trong đêm phá cỗ đã không còn trọn vẹn như trước.

– Địa điểm vui chơi

Ngày xưa trẻ nhỏ thường hay cùng nhau rước đèn đêm trung thu ngoài đường, ngoài nhà văn hóa khu dân cư. Hay cùng người thân trong gia đình quây quần bên mâm hoa quả, háo hức cùng nhau phá cỗ trong đêm trăng rằm.

Nhưng ngày nay thì sân vui chơi của các em đang bị dần thu hẹp lại. Vào ngày này cha mẹ thường chở các e đi dạo phố, các khu phố đi bộ, các khu vui chơi mua sắm sầm uất… Đồng thời không còn rước đèn như trước mà thay vào đó là các trò chơi giải trí bằng điện tử hiện đại khác.

trung thu việt nam

– Trò chơi dịp trung thu

Trò chơi dịp Trung Thu của trẻ em ngày xưa thường là cùng nhau đi rước đèn bằng các đèn ông sao, đèn kéo quân bằng giấy bóng màu với muôn vàn màu sắc khác nhau.

Nhưng ngày nay thì đèn Trung Thu bằng ngôi sao 5 cánh rất ít trẻ chơi. Các em thường lựa chọn cho mình các đèn lồng với những hình dạng, màu sắc bắt mắt khác như hình các con vật, nhân vật hoạt hình. Hay lựa chọn các loại đèn chạy bằng pin có những bài hát khác nhu.

Tết Trung Thu xưa và nay đã có rất nhiều khác biệt. Trẻ em hiện nay đã không còn được hưởng đúng bầu không khí của ngày Tết trông trăng như các thế hệ đi trước. Ngày lễ này đang dần phai nhạt và không còn mang nhiều ý nghĩa như ban đầu.

Hiện nay Tết Trung Thu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước kia bởi tốc độ đô thị hóa và cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên hãy cùng nhau xây dựng và gìn giữ các phong tục truyền thống để làm phong phú nền văn hóa của nước nhà. Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách thường xuyên truy cập vào website và chuyên mục Phong tục Việt.

Bạn cũng có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Công cụ sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức hàng ngày. Đồng thời sử dụng và áp dụng phong thủy vào cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn. Cài đặt ứng dụng về điện thoại của mình tại đây:

Đánh giá post
Bài viết khác

Hạn Ngũ Mộ là gì? Ý nghĩa và cách hóa giải hạn Ngũ Mộ trong năm 2023

Trong tám hạn luân phiên trong phong thủy, hạn Ngũ Mộ chủ yếu xoay quanh vấn đề tổn thất, mất mát về...

Giải thích chim lợn kêu là điềm báo gì? Hung hay cát ra sao

Chim lợn kêu là điềm báo gì mà tại sao nhiều người lại lo ngại khi nghe thấy tiếng loài chim này kêu xung...

Ngứa tai trái là điềm gì? Giải mã điềm báo tai trái bị ngứa

Ngứa tai trái là một trong những phản ứng tự nhiên khi có vật thể lạ chui vào tai, tuy không quá nguy hiểm...

Ấn đền Trần có mấy loại – Giải mã nguồn gốc của ấn đền Trần

Ấn đền Trần xuất hiện từ thời nhà Trần và được đông đảo người dân tin tưởng đến tận ngày nay....

Đền Quan Lớn Tuần Tranh – Nơi thờ thần cai quản sông nước Hải Dương

Đền Quan Lớn Tuần Tranh, hay được gọi tắt là Đền Tranh là một ngôi đền cổ là bến sông Tranh, đây...

Đền cô Bơ – Tìm hiểu sự tích và đền thờ cô Bơ Bông linh thiêng

Đền thờ cô Bơ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong hệ thống văn hóa Tứ Phủ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 
1900.3333