Đặt tên cho hàng quán được ví như đặt tên cho những đứa con, bởi đây chính là công sức, tâm huyết thậm chí là xương máu mà người chủ đổ vào đó. Cái tên thể hiện thương hiệu, độ nhận diện của khác hàng tới nhà hàng của bạn. Vậy thế nào là tên quán hay và ý nghĩa? Thăng Long Đạo Quán xin giải đáp cho quý vị với bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Tại sao phải đặt tên quán hay và ý nghĩa?

Trong vài năm trở lại đây, ở Việt Nam ngành hàng dịch vụ ăn theo du lịch, ẩm thực ngày càng nở rộ và phát triển. Do đó, các quán cà phê, quán ăn ngày càng xuất hiện nhiều không chỉ ở các thành phố lớn. 

Hướng dẫn các cách đặt tên quán hay và ý nghĩa nhất
Hướng dẫn các cách đặt tên quán hay và ý nghĩa nhất

Do đó, nhu cầu làm ăn bằng những loại hình kinh doanh trên ngày ngày càng cao. Chắc chắn, các chủ cửa hàng khi thực hiện kế hoạch chắc chắn phải cân nhắc, chọn lựa nhiều thứ. Trong đó bao gồm chọn tên cho quán. 

Rõ ràng bạn sẽ cần tên quán hay và ý nghĩa. Đây có thể vừa là thương hiệu, vừa là yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến công việc kinh doanh về sau này.  

XEM THÊM: Kinh dịch ứng dụng trong kinh doanh như thế nào?

2. Tiêu chuẩn của tên quán hay và ý nghĩa

Thường thì quán cà phê hay quán ăn sẽ trở thành nơi dừng chân với các mục đích khác nhau: Gặp đối tác, làm việc, học nhóm hoặc trải nghiệm của các nhóm khách hàng. Do đó, việc đặt tên quán cân nhắc theo hướng tới sự thu hút tới những đối tượng này. Ví dụ: 

  • Quán cà phê cho dân công sở tên chọn cái tên trang nhã
  • Chọn cái tên “teen” một chút nếu gần trường học hoặc đối tượng hay ghé thăm là những người dưới 25 tuổi. 
  • Tên quán có thể gợi nhớ chút hoài niệm về ngày xưa như Quán ăn xưa nếu đối tượng khách là những người trung niên, cao tuổi. 

Tất nhiên, điều đầu tiên tên quán của bạn vẫn cần dễ nhớ bởi nguyên tắc “tên nhà hàng hay là điểm chạm đầu tiên đến với khách hàng”. Để đảm bảo yếu tố này thì dễ đọc, dễ phát âm. Khi khách hàng đã nhớ tên quán họ sẽ dễ dàng tìm kiếm được quán trên các kênh truyền thông online như Facebook hay Google My Business.

Một cái cách đặt tên dễ nhớ đó chính là dựa trên những câu nói quen thuộc trong đời sống hàng ngày như: Coffee Gì Đấy, Quán Nhậu Út Thương, Cafe Chill (Chill là một từ người biết tiếng Anh hay dùng, hiện trở thành ngôn ngữ trong đời thường của giới trẻ để chỉ sự thư giãn, thoải mái, giải tỏa áp lực căng thẳng)… 

Dù vậy, tên một quán cà phê hay quán ăn cũng nên mang những nét riêng, không bị trùng lặp với những cái tên quá nhiều nhằm tạo ra độ nhận diện và phát triển thương hiệu sau này. 

3. Cách đặt tên quán hay và ý nghĩa

3.1. Một số cách đặt tên cho quán cà phê 

3.1.1. Đặt tên quán theo ngũ hành 

Thời điểm hiện tại, nhiều người đã không còn coi Phong thủy học là một bộ môn mê tín, dị đoan mang thiên hướng “tâm linh” nữa. Bộ môn huyền học này đang ngày càng được coi trọng và ứng dụng các kiến thức – trong đó có ngũ hành vào đời sống. Việc chọn tên cho quán theo ngũ hành cũng không ngoại lệ. 

Hiện tại, cách làm được lưu truyền phổ biến nhất là kết hợp các chữ cái theo nguyên lý ngũ hành tương sinh.

  • Kim sinh Thủy: Ý chỉ hiện tượng bốc hơi của kim loại tạo thành nước
  • Thổ sinh Kim: Kim loại phát triển trong đất, vừa được đất bảo vệ, bao bọc
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa giúp cho đất trở nên thuần khiết
  • Mộc sinh Hỏa: Cây bị đốt làm lửa phát triển mạnh hơn
  • Thủy sinh Mộc: Nước là tiền đề để cây cối phát triển

Tương ứng là các chữ cái theo ngũ hành dưới đây: 

  • Các chữ cái thuộc ngũ hành Kim: C, Q, R, S, X
  • Các chữ cái thuộc ngũ hành Mộc: G, K
  • Các chữ cái thuộc ngũ hành Thủy: Đ, B, P, H, M
  • Các chữ cái thuộc ngũ hành Hỏa: D, L, N, T ,V
  • Các chữ cái thuộc ngũ hành Thổ: A, Y, E, U, O, I 

Ngoài ra, các thầy Phong thủy học cũng nên khuyến khích tên quán nên hợp mệnh chủ quán. Người chủ tốt nhất nên tìm những chuyên gia uy tín để luận giải một cách chính xác nhất. 

3.1.2 Đặt tên quán theo số 

Một trong những cách đặt tên mang lại sự độc lạ cho quán, không đụng hành đó chính là số. Các con số nên đặt đó chính là các năm gắn với sự kiện nổi tiếng: 1945 – thời cách mạng tháng Tám, 1990 – thời bao cấp, 1975 – năm thống nhất đất nước. Cũng có thể là các con số yêu thích, gắn với lịch sinh hoạt thường nhật: 8AM, hay thậm chí cả năm sinh của chủ quán… 

Cách đặt tên như vậy để lại cho khách hàng ấn tượng, vừa dễ dàng có những thông điệp, câu chuyện để truyền tải đằng sau cái tên. Điều này giúp tăng sự gắn bó của khách đối với quán. 

3.1.3. Đặt tên quán cà phê chứa tiếng Anh

Hiện tại, tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ hai ngày phổ biến bên cạnh tiếng mẹ đẻ của người Việt. Cho nên, nhiều người thường chọn quán có tiếng Anh, vừa giúp thu hút lượng lớn người nước ngoài (Việt Nam vốn là một quốc gia nổi tiếng về du lịch). 

Cách phổ biến đầu tiên là đặt tên theo con vật: Cat, Bird, Dog… hoặc nhân vật hoạt hình nổi tiếng như: Sailor Moon, Mickey, SpongeBob… Một gợi ý khác là đặt chọn tên từ chính chất sản phẩm: Hot and Cold, Frothy Fresh Brews, The Caffeine Factor, Smooth Brew… 

3.1.4. Đặt tên theo đặc điểm quán 

Đặt tên theo đặc trưng quán có nghĩa là lựa chọn những thông tin nổi trội nhất để trở thành tên gọi với mục đích gây ấn tượng sâu đậm hơn tới tâm khí khách hàng. 

  • Tên quán theo đường: Quán tọa lạc ở địa chỉ nào thì căn cứ vào đó làm tên như quán ở 114 phố Hào Nam, quận Đống Đa thì có thể đặt tên là Cafe 114 hoặc cafe Hào Nam. 
  • Bên trong quán có đặc điểm nổi khác như: Vườn trang trí đẹp thì có thể chọn tên Garden Coffee; Cafe Hoa sữa do trước quán có trồng hoa sữa; Coffe Bờ Hồ (quán nằm cạnh hồ Gươm)… 
  • Tên quán cà phê cũng dựa theo mô hình kinh doanh theo kèm nhiều dịch vụ khác bên cạnh loại đồ uống này. VD: Cafe mèo (dịch vụ uống cafe và chơi đùa với mèo cưng), Cafe Trịnh (vừa uống, vừa thưởng nhạc Trịnh), Coffee Thi (có những buổi bàn, luận thơ bên cạnh đồ uống thông thường)… 

XEM THÊM:Đặt tên quán theo phong thủy

3.2 Cách đặt tên quán ăn hay 

Quy tắc đặt tên cho quán ăn
Quy tắc đặt tên cho quán ăn

Trên thực tế, quán ăn (nhà hàng) hay quán cà phê là hai loại hình kinh doanh với mục đích gần tương tự nhau. Do đó, quý vị có thể tham khảo một số cách đặt tên quán cà phê bên trên vẫn đúng với quán ăn, đặc biệt là mục Phong thủy. Thăng Long Đạo Quán xin chỉ nêu một số cách chọn tên gọi riêng mang đặc thù của hàng ăn với những dòng dưới đây. 

3.2.1. Chọn tên theo món ăn, lịch sử nhà hàng 

Hiện tại, xu hướng dùng cái tên từ món ăn, hay những di tích, sự kiện lịch sử đang ngày trở nên phổ biến. 

  • Ví dụ, món ăn nổi tiếng của nhà hàng thì có thể đặt là Kem Tràng Tiền, Hải sản biển Đông, Bò tơ Tây Ninh Năm Sánh,… Quán kinh doanh theo đặc sản vùng miền có thể đặt: Làng nướng Nam Bộ, Cơm niêu Sài Gòn, Lẩu Miền Tây, Bánh Bèo Nghệ An… Tất nhiên, nhà hàng kinh doanh món ăn nước ngoài thì tên cũng cần khác biệt một chút: Beef Steak, Hotpot Story, Yakimono… 
  • Nhà hàng cũng có thể đặt tên theo người chủ hoặc người đầu bếp: Chef Dzung
  • Hoặc quán ăn dùng tên gợi nhớ về địa danh: Nhà hàng Cố đô Huế. 

3.2.2. Tên theo quy mô, nhóm hàng ăn 

Trong xã hội hiện đại, ngành kinh doanh dịch vụ ẩm thực phát triển tới mức nhiều người chủ đã sở hữu số lượng cửa hàng lớn để trở thành chuỗi. Qua đó, đặt tên cho những chuỗi như vậy là vô cùng quan trọng bởi đây chính là thương hiệu, độ nhận diện của nhà hàng tới thực khách. 

  • Chuỗi nhà hàng chú trọng sự cao cấp có thể chọn tên tiếng Anh nhằm tăng độ sang chảnh trong nhận thức của thực khách như: Shang Palace, Mandarine, Nhà hàng La Brasserie… 
  • Nhà hàng có quy mô lớn về nguyên liệu: Thế giới hải sản, Hải sản Biển Đông, Woo Thế giới hàu, Vườn Ốc Wongnai… 
  • Nhóm các cửa hàng ăn hướng tới các đối tượng bình dân: Góc Hà Nội, Phủi Quán, Sài Gòn Quán…

3.2.3. Đặt tên quán ăn theo giá

Một cách chọn tên hàng ăn theo thiên hướng gợi sự chú ý của của khách hàng bởi mức giá cạnh tranh trong đồ ăn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích đặt tên theo hướng này bởi thời điểm kinh tế có nhiều biến chắc chắn giá thực phẩm, đồ ăn sẽ lên xuống không ổn định. Nên đặt tên như vậy có thể khiến khách hàng hiểu lầm. 

Ví dụ: Buffet nướng 99k, buffet ốc 49K, Lẩu không khói 99k…

4. Kiêng kỵ gì trong đặt tên quán 

Khi đặt tên cho các loại quán hàng ăn thức uống không ít người chủ đã mắc phải lỗi “đưa càng nhiều thông tin càng tốt”, bởi tâm lý sợ khách hàng không hiểu. Đâu là điều sai lầm. Sau khi tham khảo những cách đặt tên hay cho nhà hàng mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên, hãy lướt xuống tham khảo những điều cần tránh dưới đây để các bạn để chọn tên quán phù hợp. 

  • Tránh mô tả dài dòng.Ví dụ: Coffee giải tỏa áp lực, Nhà hàng chuyên đồ nướng… 
  • Tránh tên khó hiểu hoặc dễ gây hiểu lầm
  • Tên nhà hàng trùng với tên của những nhân vật lịch sử không được xã hội nhìn nhận tích cực, gây tranh cãi.
  • Tránh tên thô tục hoặc không nghiêm túc. Ví dụ: Tưng tửng quán,…
  • Nhà hàng không nên chọn tên khó viết, khó nhớ, khó đọc. Ví dụ: ANH TUKK Modern Thai Cuisine,…
  • Bộ tên hàng quán không nên chứa các chữ tương khắc, đối lập nhau về mặt phong thủy. 

5. Lời kết

Qua những dòng trên, Thăng Long Đạo Quán đã tổng hợp các cách hay để đặt tên quán hay và ý nghĩa. Hy vọng sau khi bài viết, bạn sẽ có thêm ý tưởng và quyết định đặt tên cho quán. Chúng tôi chúc các bạn kinh doanh hồng phát, thuận buồm xuôi gió, ngày càng phát đạt trong công việc làm ăn.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: